Tìm hiểu về sỏi struvite – sỏi nhiễm trùng

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng là một loại sỏi thận được phát hiện thường kèm với tình trạng viêm nhiễm trên hệ niệu của bệnh nhân. Hãy cùng DYCTVN tìm hiểu sâu hơn về loại sỏi thận nguy hiểm này.

Nên đọc:

Tất tần tật về những cây thuốc chữa bệnh sỏi thận

Bài thuốc chữa trị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang

Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh sỏi thận

Sỏi struvite là gì?

Sỏi struvite (còn gọi là sỏi nhiễm trùng) thường hình thành trong tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài, các chủng vi khuẩn có khả năng chuyển hóa urê thành amonium. Sau đó, có sự kết hợp giữa amonium, magiê và phosphate trong nước tiểu hình thành sỏi struvite. Và vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám luôn vào sỏi. Khi amonium bám càng nhiều thì đồng nghĩa với việc sỏi sẽ lớn dần, quấn quanh nhân sỏi và toàn bộ khoảng trống trong bể thận sẽ bị lấp đầy sỏi. Hình ảnh chụp X-quang cho thấy sỏi struvite giống như sừng nai (nên được gọi là sỏi sỏi san hô hoặc sỏi sừng nai).

Tác hại của sỏi struvite

Khi bệnh nhân bị tình trạng nhiễm trùng kéo dài, sỏi lớn lên nhanh chóng, có thể chiếm hết bể thận, có thể gây những tổn thương như tắc thận, tắc niệu quản hoặc bàng quang và dễ phát sinh biến chứng gây nguy hiểm và bệnh liên quan trên hệ niệu. Thống kê cũng cho thấy hay gặp ở phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Triệu chứng nhận biết của bệnh sỏi struvite

Không giống như triệu chứng điển hình các loại sỏi khác, bệnh nhân bị sỏi struvite lại ít khi có biểu hiện của cơn đau quặn thận, không có triệu chứng điển hình (tiểu nóng, tiểu nhiều lần, đau lưng hay tiểu ra máu…) .
Triệu chứng phổ biến hơn của bệnh nhân bị sỏi struvite là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân và nước tiểu có màu sậm. Có thể có triệu chứng đau lưng, sốt cao, tiểu đục nếu bị viêm cầu thận.

Chính vì thế nên rất khó phát hiện bệnh nhân bị sỏi dạng này qua triệu chứng bên ngoài. Thông thường, bệnh nhân chỉ đươc phát hiện một cách rất tình cờ do đi khám định kì hoặc các khám xét liên quan đến siêu âm hoặc chụp X quang do nguyên nhân khác.

Điều trị khi bị sỏi struvite

Trên nguyên lý là khi vi khuẩn chính là một phần tạo nên sỏi struvite thì phải lấy sạch sỏi ra vì chỉ cần còn một mảnh sỏi thì chúng sẽ tiếp tục bám vào và phát triển thành sỏi struvite mới. Còn việc lấy sỏi ra theo phương pháp nào thì tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận của bệnh nhân mà các bác sỹ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường thì:

  • Nếu tình trạng thận của bệnh nhân còn giá trị bảo tồn thì chỉ định phương pháp lấy sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể… để làm sạch sỏi.
  • Nếu thận bệnh nhân đã bị hủy hầu như hoàn toàn phương pháp tối ư là  cắt bỏ thận cùng với sỏi .

Những cách dự phòng sỏi struvite tái phát?

– Để tránh tình trạng sỏi struvite tái phát, chỉ định dùng kháng sinh trong 1 tháng sau lấy sỏi nhằm giữ cho nước tiểu vô trùng.

– Nên giữ gìn vệ sinh đường tiểu và hậu môn sạch sẽ nhằm ngăn ngừa bệnh sỏi quay lại.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng khá phổ biến ở Việt Nam để giúp các bạn có cái nhìn chi tiết hơn loại sỏi thận nguy hiểm này. Bạn có thể xem thêm bài tìm hiểu về các loại trong sỏi thận để hiểu tổng quan cũng như các loại sỏi thận khác. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh và luôn mạnh khỏe.

Theo: DYCTVN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here

‪0979808666‬