Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Khi có các dấu hiệu mắc bệnh sỏi hẳn là bạn sẽ rất hoang mang và lo lăng không biết: bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? 

Trong một số bài trước DYCTVN đã nói nhiều về Những loại sỏi thận phổ biến thường gặp, Những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh sỏi thận và Bài thuốc chữa trị bệnh sỏi thận. Trong bài này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin dưới đây để giúp bạn trả lời câu hỏi được bạn và rất nhiều người quan tâm.

Sỏi trong thận được hình thành từ quá trình tích tụ các khoáng chất ở thận sau quá trình trao đổi chất do nhiều nguy nhân, chủ yếu là nước tiểu bị đặc thì sỏi càng dễ hình thành. Sỏi thận là một bệnh khá phổ biến ở lứa tuổi trưởng thành và có nhiều phương pháp chữa trị, tuy nhiên rất dễ tái phát lại.

Tác hại của bệnh sỏi thận

  • Sức khoẻ giảm sút: thường xuyên bị cơn đau sỏi hành hạ. Chức năng sinh lý không được hoạt động bình ứ chệ
  • Tắc nghẽn niệu đạo: sỏi gây bít tắc đường dẫn nước tiểu, phần lớn các ca bệnh đều gây tắc nghẽn, vì khi phát hiện ra thì kích thước của thận đã khá to rồi
  • Tổn thương cục bộ: không chỉ niệu quản bị tổn thương mà toàn bộ thận cũng chịu một sức ép khá lớn.
  •  Nhiễm khuẩn: như chúng ta cũng đã biết nước tiểu là loại nước chứa nhiều các chất độc hại, nếu như chúng tồn tại quá lâu trong cơ thể mà không được thải trừ ra thì rất dễ gây nhiễm khuẩn. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
  • Chức năng thận suy giảm: khi có sự tắc nghẽn này thận sẽ không thực hiện được chế độ lọc và thải như bình thường

Với những tác hại như vậy thôi chúng ta đã thấy mức độ nguy hiểm của bệnh rồi. Nhưng nguy hiểm hơn nữa đó chính là những biến chứng mà nó gây nên.

Biến chứng của sỏi thận

Biến chứng của sỏi thận

  • Suy thận: nếu như chúng ta không điều trị  dứt điểm ngay từ khi bắt đầu thì rất dễ dẫn đến suy thận. Suy thận một loại bệnh mà cho đến nay chúng ta khó có thể chữa khỏi và phải sống chung với nó.
  • Vỡ thận: áp lực quá lớn có thể dẫn đến vỡ thận, một biến chứng vô cùng nguy hiểm. Xảy ra khi bị ứ nước quá nhiều mà vách ngăn thận lại mỏng, nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
  • Thận ứ nước và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất đối với căn bệnh này.

Những biến chứng này chúng ta không hề biết chúng có thể xảy ra lúc nào và vào ai do vậy mà lời khuyên cho tất cả các bệnh nhân là khi có bất kể một hiện tượng nào cần đi khám ngay, chớ để những biến chứng nguy hiểm như thế này xảy ra.

Qua những thông tin này thì chúng ta có thể trả lời được câu hỏi sỏi thận có nguy hiểm không, và khẳng định được rằng sỏi thận thực sự nguy hiểm. Nguy hiểm vì những biến chứng mà nó gây ra, và nguy hiểm ở chỗ các tác nhân gây bệnh lại nằm trong chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị bệnh sỏi thận như thế nào?

Khi sỏi có kích thước bé, dưới 10mm hoặc sỏi có kích thước từ 10 – 40mm nhưng bệnh nhân chưa xuất hiện biến chứng nghiêm trọng gì, thì người bệnh hoàn toàn có thể điều trị bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sao cho điều độ, hợp lý như là:

Nên điều trị bệnh sỏi thận ra sao nếu mắc phải?
Nên điều trị bệnh sỏi thận ra sao nếu mắc phải?
  • Uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao vừa phải, điều độ
  • Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung chất xơ, đạm thực vật, chất béo thực vật, các vitamin và khoáng chất,…, đặc biệt là các loại rau quả có thể hỗ trợ điều trị sỏi thận như: rau ngổ, mùi tàu, dứa, sung, rau ngót,…
  • Tuy nhiên, càn hạn chế một số loại rau, củ, quả chứa nhiều axit oxalic và axit uric như: nho, dâu tây, việt quất, vỏ cam, củ cả, rau cải,…
  • Hạn chế ăn đồ khô, các thực phẩm chế biến sẵn, mì gói, đồ chiên rán, bánh ngọt, nội tạng động vật giàu cholesterol và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia, rượu, sô cô la,…
  • Giảm sử dụng muối, đường tổng hợp và protein động vật
  • Cung cấp vừa đủ canxi cần thiết như những người khỏe mạnh

Bệnh nhân cũng có thể áp dụng các bài thuốc tán sỏi Đông y lành tính, lợi tiểu, bồi bổ thận để gia tăng tốc độ điều trị.

Lưu ý

Khi sỏi đã có kích thước lớn (trên 40mm), sỏi cứng, mật độ dày,… hoặc bệnh nhân đã xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như thận ứ nước độ 3, nhiễm trùng nghiêm trọng, suy giảm chức năng thận,… thì bệnh nhân cần được điều trị nhanh chóng bằng các phương pháp phẫu thuật lấy sỏi.

Nếu bệnh sỏi thận không được điều trị kịp thời, để chức năng thận suy giảm nghiêm trọng (khoảng 90%) thì sẽ cực kì nguy hiểm. Bởi lúc này, bệnh nhân cần phải điều trị thay thế thận như: chạy thận nhân tạo, ghép thận,… để duy trì sự sống.

Bệnh sỏi vô cùng nguy hiểm với biến chứng như vậy, câu hỏi đặt ra là Điều trị sỏi thận như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo để có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị. Bác sĩ Trọng Minh Khoa qua hotline: 0332 020 608

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here

‪0979808666‬