Sỏi thận là gì? Bị sỏi thận có nguy hiểm không?

Sỏi thận là gì? Bị sỏi thận có nguy hiểm không? bắt đầu trở thành mối quan tâm của nhiều người khi mà căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến.

Bệnh sỏi thận là gì?

Sỏi thận là sự lắng đọng một số chất thải trong nước tiểu ở thận mà lẽ ra chúng có thể hòa tan nhưng vì một số lý do đã kết tinh, đọng lại hình thành nên sỏi. Tùy theo vị trí, thời gian và mức độ lắng đọng mà sỏi sẽ có những kích thước khác nhau.

Sỏi được hình thành do một vài những nguyên nhân sau:

  • Thiếu nước, mất nước: Những người lười uống nước hoặc uống không đều khi nhiều khi ít, chỉ uống khi cảm thấy khát, những người làm việc nặng nhọc cơ thể ra nhiều mồ hôi, mất nước… chính là những người có nguy cơ mắc sỏi thận rất cao.
  • Những người bị dị dạng đường tiểu, bí tiểu khiến nước tiểu không thoát hết ra ngoài mà tích trữ dần trong cơ thể, hình thành nên sỏi.
  • Người mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến khiến nước tiểu bị đọng lại ở những khe trong thận dần kết tinh lại tạo nên sỏi.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Chỉ ăn thiên về 1 loại thức ăn theo sở thích, thường là do ăn nhiều thịt, đồ ăn chứa dầu mỡ, đồ ăn cay nóng…, lười ăn rau.
  • Bị chấn thương phải nằm một chỗ cũng tăng nguy cơ tạo sỏi.
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục thường gặp ở nữ giới do không thường xuyên vệ sinh vùng kín hoặc vệ sinh sai cách khiến vi trùng xâm nhập vào bên trong gây viêm đường tiết niệu, khiến các chất bài tiết của cơ thể bị lắng đọng hình thành nên sỏi.
  • Có dị vật trong bàng quang: Trường hợp này hiếm gặp hơn, dị vật có thể là cỏ, sạn… rơi vào bên trong lắng đọng tạo nên sỏi.

Bị sỏi thận có nguy hiểm không?

Bị sỏi thận có nguy hiểm không

Bị sỏi thận có nguy hiểm không là điều mà mọi bệnh nhân đều rất quan tâm.

Khi mắc bệnh này trước hết người bệnh sẽ thường xuyên bị đau buốt vùng bụng dưới, cơn đau có thể chỉ nhói một lúc rồi thôi, có khi lại âm ỉ cả tiếng có lúc đau quặn thận, đau dữ dội. Những cơn đau này có thể lan sang phía mạn sườn, sau lưng hoặc xuống đùi, háng. Nếu tình trạng này kéo dài chắc chắn sức khỏe người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Không những thế người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như: Tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, cơ thể mệt mỏi có thể kèm theo sốt hoặc nôn mửa.

Thế nhưng đó chỉ là những triệu chứng thường gặp ở người bệnh sỏi thận, mức độ nguy hiểm của bệnh chính là những biến chứng khó lường nếu không được chữa trị kịp thời. Bao gồm:

1. Tắc đường tiểu

Những viên sỏi thường không nằm yên một chỗ, chúng sẽ di chuyển theo đường tiểu. Đặc biệt với những viên sỏi nằm ở đài thận hay bể thận chúng sẽ dễ đi vào niệu đạo, niệu quản. Nếu sỏi chiếm toàn bộ diện tích của niệu quản hay niệu đạo sẽ gây ra chứng tắc đường tiểu. Khi ấy, niệu đạo sẽ càng co bóp mạnh để đẩy sỏi ra tránh tắc nghẽn tạo nên những cơn đau quặn ở người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra tắc đái, ứ nước trong thận vô cùng nguy hiểm.

2.  Nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi bệnh ngày một nặng, chức năng thận suy giảm, các chất thải, độc hại không được đào thải ra ngoài mà tích tụ trong thận, tạo điều kiện để vi trùng, vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu gây nhiễm trùng ở người bệnh.

Người bệnh sẽ có một vài biểu hiện khác lạ như: Tiểu ra mủ, tiểu ra máu, sốt cao, mê man.

3. Suy thận

Trường hợp sỏi thận biến chứng thành suy thận là lúc tình trạng sức khỏe của người bệnh đang bị đe dọa trầm trọng, bệnh nhân có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu biến chứng thành suy thận mạn người bệnh chỉ có thể tiến hành chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống, chức năng thận gần như không thể phục hồi trở lại.

4. Vỡ thận

Biến chứng này rất hiếm gặp, nó xảy ra khi thận ứ nước quá nhiều dẫn đến căng phồng trong khi vách thận người bệnh mỏng tuy nhiên người bệnh vẫn cần đề phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh sỏi thận?

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này nếu không biết cách phòng tránh bệnh. Trước mức độ nguy hiểm của nó, mỗi người cần biết cách bảo vệ mình và người thân khỏi căn bệnh này bằng những biện pháp như:

  • Hàng ngày cung cấp đủ cho cơ thể 1.5 – 2.5 lít nước
  •  Ăn uống điều độ khoa học, cân bằng các dưỡng chất
  • Tránh xa những tác nhân gây sỏi thận như: Đồ ăn mặn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều Oxalate, Purin, protein…
  • Hạn chế sử dụng bia, rượu, chất kích thích
  • Thường xuyên vận động cơ thể
  • Tăng cường bổ sung một số thực phẩm như: Cam, chanh, dưa hấu, dứa…

Xem thêm: 5 cách chữa sỏi thận tại nhà bằng thảo dược dân gian

Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here

‪0979808666‬