Bệnh sỏi thận – Nguyên nhân, triệu chứng, cách trị và phòng ngừa

Bệnh sỏi thận hay sạn thận là một căn bệnh thường thấy và có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Sỏi thận là một hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu kết tủa và lắng đọng lâu ngày tạo thành. Vậy bệnh sỏi thận có biểu hiện ra sao? Nguyên nhân gây bệnh là gì và điều trị thế nào cho đúng? Hãy cùng Đông Y Cổ Truyền Việt Nam khám phá tiếp.

Kiến thức chung về bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là gì

Sỏi thận (có tên tiếng Anh là Kidney stone) hay được hiểu là những viên sỏi ở bên trong thận. Sỏi thận được hình thành từ muối khoáng và axit dư thừa trong nước tiểu.

Ảnh minh họa: Viên sỏi hình thành trong đài bể thận
Ảnh minh họa: Viên sỏi hình thành trong đài bể thận

Sỏi thận thường không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên các biến chứng của bệnh này lại gây ra nhiều vấn đề phức tạp mà khó có thể lường trước.

Nguyên nhân

Người Việt mắc bệnh sỏi thận chủ yếu là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt dẫn đến như:

 Lười uống nước, uống không đủ nước: 

Nhiều người làm việc không chú ý đến lượng nước bổ sung vào co thể dẫn đến mất nước ở thận và hình thành lắng đọng tạo sỏi.

Nhất là khi làm việc căng thẳng, nặng nhọc hoặc chơi thể thao, nếu bạn không bổ sung đủ lượng nước vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi.

– Hay nhịn tiểu: 

Người Việt thường hay nhịn tiểu, điều này có thể dẫn tới các chất chặn bã không kịp đẩy ra ngoài dẫn tới lắng đọng và kết tinh hình thành sỏi.

– Uống nhiều rượu bia: 

Sử dụng quá nhiều bia rượu dẫn tới tăng các phản ứng tạo kết tủa trong thận cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh nay.

Uống nhiều rượu bia là thói quen không tốt và có thể gây nên bệnh sỏi thận
Uống nhiều rượu bia là thói quen không tốt và có thể gây nên bệnh sỏi thận

– Lạm dụng thuốc sủi bọt:

Viên bổ sung vitamin C, thuốc đa sinh tố, thuốc cảm: Các chất phụ gia chứa trong các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi

– Sử dụng canxi liều cao: 

Sử dụng hàm lượng canxi không tự nhiên vượt quá mức quy định (800-1000mg/ ngày) dẫn tới thận không đào thải kịp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Ăn nhiều đồ ngọt vào ban đêm: 

Sử dụng các đồ gọt vào ban đêm khiến thận không được nghỉ ngơi dẫn tới rối loạn chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

Triệu chứng

Triệu chứng bệnh sỏi thận không rõ ràng, sỏi phát triển rất âm thầm tuy nhiên bạn có thể phát hiện bệnh qua một số triệu chứng sau:

Đau mỏi lưng: 

Người bị bệnh này thường có dấu hiệu đau mỏi ở vùng thắt lưng và mạn sườn. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc kéo dài quặn thắt tùy thuộc vào vị trí và kích thước viên sỏi. Cơn đau bắt đầu từ vùng thắt lưng chạy dọc theo ống dẫn tiết niệu xuống bên dưới.

"<yoastmark

Nôn và buồn nôn:

Khi sỏi mắc trong thận dẫn đến quá trình bài tiết có vấn đề, lúc này cơ thể sẽ báo hiệu rằng bạn không thể nạp thêm các chất vào nữa do thận đang bị quá tải và không lọc được. Nôn là cách duy nhất để đào thải các chất ra ngoài một cách nhanh chóng.

Sốt nhẹ

Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh sỏi thận đã tiến triển khá nặng. Viên sỏi nằm lâu ngày trong thận là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn phát triển. Các vi khuẩn hoạt đọng dẫn đến viêm bể thận và biểu hiện ra ngoài là các cơn sốt nhẹ kèm theo đau mỏi lưng.

Nước tiểu màu hồng

Khi bạn đi tiểu thấy nước tiểu có màu hồng chứng tỏ thận đang co bóp để đẩy sỏi ra ngoài. Viên sỏi có cạnh sắc chà xát vào thành thận tạo ra các vết thương chảy máu.

Biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng có thể gây ra hậu quả lớn có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Một số biến chứng chủ yếu bao gồm:

Nhiễm trùng

Viên sỏi nằm lâu ngày trong thận là nơi các vi trùng hoạt động lý tưởng. Đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ thường nước tiểu có mày đục hoặc mùi hôi khó chịu. Đối với trường hợp nhiễm trùng nặng, người bệnh sẽ bị sốt hoặc tiểu ra mủ.

Nếu nhiễm trùng kết hợp với tắc đường tiểu có thể dẫn tới thận ứ mủ, lâu ngày gây ra suy thận. Khi điều trị bệnh ở tình trạng này bạn lưu ý là trị biến chứng trước khi trị bệnh.

Tắc đường tiểu

Đây là các biến chứng thường thấy khi viên sỏi rơi vào ống dẫn nước tiểu và gây ra tắc đường tiểu. Bị tắc đường tiểu thường gây ra các hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt và bí tiểu.

Biến chứng tắc đường tiểu có thể dẫn tới nhiều căn bệnh liên quan
Biến chứng tắc đường tiểu có thể dẫn tới nhiều căn bệnh liên quan

Những người bị tiểu đêm trên 4 lần cũng cần đi khám xem có phải mắc sỏi thận hay không. Bạn để ý khi đi tiểu, nếu nước tiểu ra đều có thể là không phải, còn nếu ra ngắt quãng hoặc tiểu xong có cảm giác nước tiểu vẫn đọng lại và chảy ra quần thì bạn nên đi khám nhanh nhé.

Suy thận

Trường hợp cả 2 bên trái và phải đều mắc sỏi thận, các viên sỏi gây tắc ứ đọng nước tiểu lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận cấp. Hiện tượng thận nhiễm trùng lâu ngày có thể hủy hoại dần các mô của thận và có thể dẫn tới suy thận. Hiện nay ngoài chạy thận và ghép thận ra, nước ta chưa có giải pháp nào để điều trị suy thận.

Vỡ thận

Đây là biến chứng hiếm gặp, trường hợp này chỉ xảy ra khi viên sỏi chặn kín đường tiểu, áp lực trong thận lớn mà vách thận mỏng dẫn tới. Tuy nhiên vẫn có thể xảy ra vì vậy bạn không nên chủ quan, thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Các loại sỏi thận thường gặp

Người ta phân ra các loại sỏi thận để có biện pháp điều trị khác nhau. Có 4 loại sỏi thường thấy là: sỏi canxi, sỏi cystin, sỏi axit uric, struvite (hay có tên là sỏi nhiễm trùng).

4 loại sỏi thường gặp là: Sỏi canxi, sỏi cystin, sỏi axit uric và sỏi struvite
4 loại sỏi thường gặp là: Sỏi canxi, sỏi cystin, sỏi axit uric và sỏi struvite

Sỏi canxi

Đây là loại sỏi thường thấy nhất chiếm 80 đến 90% các trường hợp bị bệnh. Sỏi canxi thường cứng, có nhiều hình dạng kỳ dị và kích thước khác nhau. 

Nguyên nhân chính tạo nên sỏi này là do rối loạn hấp thụ canxi ở đường ruột và tái hấp thụ canxi ở thận. Các canxi dư thừa sẽ kết hợp với lượng muối bão hòa trong thận gây kết tinh, lắng đọng và hình thành sỏi canxi.

Ngoài ra có thể do nhiễm khuẩn tiết niệu, citrat bị vi khuẩn này ức chế và không thể hòa tan các muối canxi trong thận dẫn đến hình thành sỏi thận này.

Sỏi cystin

Loại sỏi này tương đối ít gặp, nguyên nhân hình thành sỏi cystin chủ yếu là do lượng cystin bị đào thải quá nhiều. Thận không thể lọc hết lượng lớn chất bị đào thải này dẫn đến kết tinh lắng đọng và tạo sỏi. Loại sỏi này có tính di truyền bởi vậy nếu bạn đang bị thì nên điều trị sỏi này sớm.

Sỏi axit uric

Loại sỏi này cũng tương đối ít gặp, thường thấy ở người có nồng độ axit uric tăng cao. Sỏi này hình dạng vô cùng phong phú và khá cứng. Sỏi được hình thành do lượng axit uric trong nước tiểu tăng cao. Thường gặp ở những người: Béo phì, gout, bị tiểu đường hay kháng insulin. Do vậy bạn cần giữ cân nặng ở mức ổn định, sử dụng ít đạm từ động vật.

Sỏi struvite 

Sỏi struvite hay có tên gọi khác là sỏi nhiễm trùng. Sỏi được hình thành do các vi khuẩn hoạt động lâu dài trong đường tiết niệu giải phóng ra các chất hòa tan struvit, kết hợp với các chất khoáng trong nước tiểu hình thành sỏi struvite.

Sỏi này tường thấy ở nữ giới nhiều hơn, do không vệ sinh cẩn thận vùng kín có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu và là nguyên nhân chính hình thành nên loại sỏi này.

Điều trị bệnh sỏi thận

Ngày nay có nhiều phương pháp điều trị, chữa bệnh sỏi thận khác nhau. Tùy vào loại sỏi, kích thước, vị trí viên sỏi và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà có những giải pháp điều trị khác nhau. Hiện tại có 4 phương pháp chữa bệnh sỏi thận chính sau đây:

Đông y trị sỏi thận

Trong đông y có nhiều cách điều trị sỏi thận khác nhau như: bấm huyệt, dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt. Phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị sỏi thận nhỏ có kích thước dưới 10mm.

Thuốc đông y sử dụng điều trị sỏi nhỏ an toàn và hiệu quả
Thuốc đông y sử dụng điều trị sỏi nhỏ an toàn và hiệu quả

Bấm huyệt

Day ấn lên sinh huyệt phản chiếu thận những huyệt sau: 1, 300, 45, 19, 219, 73. Cách này chủ yếu làm lưu thông khí huyết, giảm cơn đau do sỏi gây ra, thường được kết hợp với các phương pháp khác phụ trợ.

Dùng thuốc

Thường thì các bài thuốc đông y có công dụng chủ yếu làm tan sỏi, an thận, mát tì, diệt khuẩn tiết niệu, chống viêm, tiêu sưng, thông đường tiểu và co giãn tiết niệu nhằm đẩy viên sỏi ra ngoài tự nhiên nhất.

Bạn dùng: Sắc 30g kim tiền thảo, 20g mã đề, 20g quả dành dành, 16g vỏ núc nác, 30g tỳ giải, 12g mộc thông, 16 g cam thảo đất, 20g ý dĩ nhân, 8g xương bồ, 4g quế chi. Dùng hỗ hợp đem sắc với 1 lít nước đu cho đến khi còn 0,5 lít rồi cho ra. Mỗi thang thuốc bạn cho nước thêm vào tối đa 3 lần đun lại, dùng thuốc vào sau các bữa ăn tỏng ngày. Sử dụng liên tục 3 tháng sỏi sẽ tự động chui ra ngoài.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Chế độ ăn uống ngủ nghỉ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến điều trị bệnh sỏi thận, bạn cần quan tâm một số điều sau:

  • Không ăn đồ ăn quá mặn, đồ ăn làm sẵn bởi lượng muối lớn làm tăng nguy cơ mắc sỏi.
  • Không dùng bia, rượu các sản phẩm gây hại cho gan và thận.
  • Hạn chế thức khuya bởi sẽ làm rối loạn điện giải cơ thể. Mặc đồ thoáng mát khi đi ngủ khuyên nên dùng quần què và áo cụt để tăng khả năng lọc và lưu thông khí huyết.
  • Không nên nhịn tiểu
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết

Tây y trị sỏi thận

Tây y là một biện pháp mạnh và luôn có rủi ro, hậu quả sau điều trị. Biện pháp này thường dùng cho những loại sỏi lớn có kích thước trên 15mm. Bạn nên khám kỹ trước khi điều trị.

Phẫu thuật nội soi

Thường dùng cho người bị sỏi bể thận, áp dụng công nghệ hiện đại vào điều trị nên số sai lệch là khá thấp. Các bác sĩ sẽ dùng dao trích một lỗ nhỏ ở trên lưng.

Ảnh: Các bác sĩ sử dụng máy hỗ trợ để phẫu thuật nội soi sỏi thận
Ảnh: Các bác sĩ sử dụng máy hỗ trợ để phẫu thuật nội soi sỏi thận

Dùng ống nội soi tiếp cận viên sỏi sử dụng tia laser hoặc sóng siêu âm bắn phá viên sỏi. Dùng ống gắp và đưa sỏi ra ngoài. Vết mổ sẽ lành sau 1 đến 2 tuần, mới đầu thận có thể bị rỉ nước nhẹ tuy nhiên các bác sĩ sẽ để lại ống bịt nên bạn không cần quá lo lắng.

Các loại sỏi lớn, sỏi cứng đều sử dụng phương pháp điều trị này.

Tán sỏi qua da

Sử dụng tia laser bắn xuyên qua da và tiếp cận viên sỏi và phá vỡ thành vụn nhỏ, sau đó sẽ để cho dòng nước tiểu cuốn trôi ra ngoài. Cách này mới chỉ có ở các nước phát triển có công nghệ cực hiện đại, chưa có ở Việt Nam.

Dùng thuốc tan sỏi

Tây y hiện nay có nhiều loại thuốc uống dạng viên hỗ trợ tan sỏi tốt. Tuy nhiên các chất hóa học và các chất còn dư sẽ gây độc cho gan, thận và rất hại dạ đày.

Thuốc nam chữa sỏi thận

Những cây thuốc nam có rất nhiều tuy nhiên để điều trị sỏi thận chỉ có một vài cây  như: Râu mèo, kim tiền thảo, râu ngô, và cây mã đề.

Cây râu mèo

Là một trong những cay thuốc nam dễ kiếm, chúng mọc hoang nhiều nhất ở các tỉnh Miền Bắc. Bạn dùng 20-40g câu râu mèo đun sôi với 0,5 lít nước. Chi số nước thu được làm 3 phần uống trong ngày, cứ 4 ngày uống lại nghỉ 4 ngày dùng liên tiếp 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Hình ảnh: Cây râu mèo mọc trong tự nhiên thường dùng trong các bài thuốc nam trị sỏi thận
Hình ảnh: Cây râu mèo mọc trong tự nhiên thường dùng trong các bài thuốc nam trị sỏi thận

Cây Kim Tiền Thảo

Là một cây thuốc nổi tiếng trong đông y về trị sỏi thận và sỏi tiết niệu. Dược chất trong cây có tác dụng ức chế hình thành sỏi thận, làm mềm sỏi. Ngoài ra đây là thảo dược giúp thông tiểu, chống viêm, giảm đau, tăng co giãn niệu quản giúp tống sỏi tốt.

Chuẩn bị: Kim tiền thảo 20g, Ngưu tất 16g, Hoạt thạch 12g, Đại hoàng 4g, Biển súc 12g, Nhũ hương 08g, Xa tiền 16g, Kỷ tử 12g, Mộc thông 12g. Đem chúng bỏ vào nồi với 1 lít nước đun cạn bớt nước sau đó chia ra làm nhiều lần trong ngày để sử dụng. Dùng liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ có công hiệu.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn và lưu ý khi dùng Kim Tiền Thảo chữa sỏi thận

Bài thuốc dân gian trị sỏi thận

Trong dân gian có nhiều bài thuốc sử dụng để chữa bệnh này, tuy nhiên không phải bài thuốc nào cũng có hiệu nghiệm. Theo mình thấy thì có các bài thuốc sau là công hiệu:

Chuối hột

Chuốt hột có nhiều công dụng khác nhau nhờ các dược chất chứa tỏng hột chuối. Các bệnh có thể điều trị như: hắc lào, kiết lị, chữa cảm nắng và sốt cao.

Bạn dùng chuối hột già hoặc chín, đem thái lát và phơi khô. Mỗi lần dùng bạn đem chuối hột ra rang khô cho có mùi thơm, dùng máy xay tán thành bột. Bỏ 2 muỗm thìa bột chuối hột hòa tan với nước và dùng sau bữa ăn. Dùng liên tiếp từ 10 đến 15 ngày mới bắt đầu có biểu hiện cải thiện tình trạng bệnh.

>> Xem chi tiết: Cách dùng chuối hột chữa sỏi thận đơn giản

Dùng quả dứa

Dứa là loại trái cây vùng nhiệt đới, thường dùng làm món tráng miệng hoặc ăn kèm với các món sống hoặc món nộm. Dứa có tác dụng giải độc cơ thể, tăng hệ thống miễn dịch tiêu hóa tốt.

Sử dụng 1 quả dứa chín đem gọt vỏ, dùng dao khoét 1 lỗ trên quả dứa sau đó nhét phèn chua vào bên trong. Đem dứa đi nướng cho đến khi có màu vàng và mùi thơm. Cho ra vắt lấy nước để dùng trong ngày, dùng 15 đến 20 ngày vào sau ăn sẽ có công dụng tốt.

>> Khám phá thêm: Hành trình chữa sỏi thận bằng quả dứa từ chàng Việt Kiều Mỹ

Dùng quả sung

Quả sung rất dễ kiếm, Nhựa từ quả sung có chứa dược chất giúp tiêu sỏi an thận. Trái sung khô pha nước uống thường để điều trị sỏi thận, sỏi mật và sỏi tiết niệu an toàn.

Bạn lấy sung tươi về đem rửa sạch, thái lát và phơi khô, mỗi lần dùng bạn đem rang rồi pha thành nước và uống. Dùng liên tiếp trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu nghiệm của bài thuốc.

>> Xem chi tiết: Hướng dẫn cách dùng quả sung chữa sỏi thận

Phòng ngừa bệnh sỏi thận

Sỏi thận hình thành chủ yếu từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không hợp lý mà gây nên. Để phòng tránh bệnh, bạn chỉ cần duy trì một thực đơn cân đối dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ là có thể phòng tránh bệnh.

Chế độ ăn uống

  • Không nên sử dụng đồ ăn quá mặn, lượng muối lớn không những gây hạn cho thận mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
  • Giảm lượng protein từ động vật, bổ sung đầy đủ vitamin từ rau, quả các đồ hải sản và cá.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, đồ ăn chứ nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất có cồn, ga gây độc cho gan và thận.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận hiệu quả

Chế độ sinh hoạt

Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý như:

  • Không thức khuya, ngủ muộn ảnh hưởng đến hệ thống điện giải của cơ thể
  • Mặc quần áo thoáng mát không quá chặt gây chặn đường tiểu
  • Làm việc nặng nhọc cần chú ý nghỉ ngơi và uống đủ nước
  • Sinh hoạt điều độ không lạm dụng

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi thận

Các câu hỏi của bệnh nhân thường hỏi khi mắc bệnh và thực hiện điều trị bệnh. Có bất cứ câu hỏi nào xin hay gửi email, hoặc comment dưới bài viết để các bác sĩ tại Đông Y Cổ Truyền Việt Nam giải đáp giúp bạn.

Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không?

Bệnh sỏi thận không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh tuy nhiên các biến chứng gây ra vô cùng to lớn. Câu trả lời này cũng đã có bài viết trả lời chi tiết bạn xem tại: Sỏi thận có nguy hiểm không? có chữa tận gốc được không?

Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh sỏi thận không nên ăn hoặc hoặc hạn chế sử dụng:

  • Hạn chế muối và mỡ động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày để  cắt giảm hàm lượng Natri và oxalate trong nước tiểu.
  • Tránh ăn các thực phẩm có chứa nhiều purin như: Lòng bò, lòng heo, cá khô, lạp xưởng, một số loại mắm…
  • Hạn chế ăn thịt động vật
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalate như: Trà đặc, cafe, các loại đậu, rau muống, rau bina…
  • Chuối: Dù chuối là loại quả chứa nhiều dưỡng chất nhưng lượng kali trong chuối rất lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận.
  • Bơ: Hàm lượng Kali trong bơ rất cao, người bệnh sỏi thận khi sử dụng sẽ làm tăng áp lực cho thận khiến bệnh tình thêm nặng.

Câu hỏi này mình cũng đã có bài viêt chi tiết trả lời bạn đọc, bạn có thể xem tại bài viết: Bệnh sỏi thận không nên ăn gì

Sỏi thận bao nhiêu mm là to? Nên mổ hay không?

Theo các bác sĩ tại Đông Y Cổ Truyền Việt Nam thì sỏi thận có 3 kích thước cơ bản:

  • Sỏi nhỏ có kích thước dưới 7mm
  • Sỏi trung bình kích thước từ 7mm đến 15mm
  • Sỏi to là trên 15mm

Chỉ riêng sỏi có kích thước trên 15mm bác sĩ mới khuyên mổ cò các loại nhỏ hơn bạn sẽ được hướng dẫn dùng các bài thuốc nam hoặc đông y để tán sỏi.

Điều trị sỏi thận ở bệnh viện nào tốt?

Hiện tại có nhiều bệnh viện điều trị sỏi thận hiệu quả áp dụng công nghệ cao như: Bệnh viện E, Bệnh viện quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh Viện Đại học y Hà Nội… Phần này mình sẽ dành riêng một bài viết để chia sẻ về các khoa điều trị sỏi thận, các bác sĩ hàng đầu và hướng dẫn đường đi cũng như cách đặt lịch khám. Các bạn chờ theo dõi nhé!

Bị sỏi thận nên uống thuốc gì?

Thuốc trị sỏi thận được chia làm 2 loại thuốc đông y và tây y. Với mỗi loại sỏi khác nhau, kích thước khác nhau sẽ dùng các loại thuốc khác nhau.

Câu hỏi này mình đã có bài viết trả lời rất chi tiết bạn có thể xem câu trả lời: Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here

‪0979808666‬