Bị Sỏi thận có nhất thiết phải mổ không?

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến hiện nay mà nhiều người đang mắc phải. Những bệnh nhân bị bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tắc đường tiết niệu, vỡ thận, suy thận… Với những tình trạng bệnh lý mức độ nặng nhẹ khác nhau sẽ có phương pháp chữa trị khác nhau: có thể phải bắt buộc phẫu thuật hoặc chỉ cần dùng thuốc tán sỏi tại nhà.

Để trả lời cho câu hỏi sỏi thận có nhất thiết phải mổ hay không? Hãy tìm hiểu sơ qua về sỏi thận là gì? Và các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.

Sỏi thận gọi chung là sỏi trong thận hoặc sạn thận hoặc sỏi đường tiết niệu,  do hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, qua một thời gian kết lại thành sỏi. Có thể xuất hiện một hay nhiều sỏi cùng lúc trong thận hoặc niệu quản. Sỏi thận là nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh suy thận – suy yếu chức năng của thận.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Các triệu chứng của bệnh sỏi thận thường biểu hiện không rõ ràng hoặc dễ nhầm sang các bệnh khác nên người bệnh thường khó phát hiện ra. Chỉ đến khi sỏi gây đau đớn hoặc tiểu ra sỏi mới biết.

  • Các cơn đau vùng thắt lưng thường xuất hiện khi người bệnh thay đổi tư thế nằm, ngồi, khi có tác động mạnh (va chạm, đi xe vào chỗ xóc) hoặc khi hoạt động mạnh (chơi thể thao, mang vác nặng, chạy nhảy…) kèm theo đó là một số biểu hiện rối loạn tiểu, buồn nôn, khó chịu….
  • Đau bụng dữ dội hoặc đau âm ỉ vùng thắt lưng từng cơn, xuyên cả ra phía hông lưng rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và đùi.
  • Tiểu ra máu: đây là di chứng do sỏi cọ sát vào niệu đạo khi di chuyển.
  • Hay buồn tiểu, tiểu dắt do sỏi đã di chuyển xuống dưới đường tiểu. Nếu bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu sẽ thấy hiện tượng đái đục (nước tiểu có mủ) hoặc nặng hơn là đái ra sỏi.

Các giai đoạn bệnh sỏi thận và phương pháp điều trị

Dựa vào những đặc điểm, nguyên nhân hình thành thì có thể chia thành 2 giai đoạn sau để điều trị:

Giai đoạn sỏi còn nhỏ, phát hiện sớm:

Đối với các bệnh nhân ở giai đoạn này khá khó phát hiện, tuy nhiên nếu phát hiện sớm thì điều trị bằng các phương pháp đơn giản, không cần thiết phải mổ, phẫu thuật.

Cách điều trị: hãy thực hiện các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá nặng nhọc làm mất nước không bù kịp hoặc uống quá ít nước làm tăng lượng tích tụ của sỏi trong thận là những phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả. Bằng những cách như vậy không những có thể làm thận lọc tốt hơn mà còn có thể tống sỏi ra ngoài qua đường nước tiểu.

Ngoài ra có thể tham khảo và sử dụng bài thuốc nam chữa bệnh sỏi thận hiệu quả của DYCTVN được nhiều người tin dùng.

Giai đoạn sỏi lớn, nhiễm trùng, có biến chứng

Chuẩn đoán bệnh sỏi thận bằng nội soi qua da
Chuẩn đoán bệnh sỏi thận bằng nội soi qua da

Giai đoạn này hầu hết các bệnh nhân đều rất đau đớn, các cơn đau dữ dội và sỏi không thể thoát ra ngoài qua đường nước tiểu được nữa. Vì vậy, điều trị sỏi thận bằng phương pháp phẫu thuật là cần thiết để nhanh chóng đưa sỏi ra ngoài, giảm đau đớn và tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật như: nội soi tán sỏi qua da, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, phẫu thuật mổ mở… được chỉ định tùy vào tình trạng bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên thực tế thì các bệnh nhân và bác sĩ thường ít lựa chọn phương pháp mổ vì tình trạng đau sau mổ kéo dài, mất thời gian nằm viện, dễ tái lại, không những vậy còn dễ xảy ra các vấn đề phát sinh liên quan trong quá trình mổ.

Một số phương pháp mổ sỏi thận đang được áp dụng hiện nay

Phẫu thuật mổ mở

Đây là phương pháp mổ sỏi thận truyền thống đã được đưa vào điều trị từ rất nhiều năm nay và cũng là nỗi ám ảnh của hầu hết bệnh nhân sỏi thận. Ở phương pháp phẫu thuật mổ mở, bác sĩ sẽ rạch 1 đường dài trên cơ thể người bệnh rồi trực tiếp gắp sỏi ra.

Phương pháp này thường gây đau đớn, chảy máu nhiều, dễ gây nên nhiều biến chứng sau mổ. Bệnh nhân lâu hồi phục và đòi hỏi công tác chăm sóc hậu phẫu phức tạp. Bởi vậy, ngày nay khi công nghệ phát triển, phương pháp phẫu thuật mổ mở chỉ được chỉ đinh để điều trị khi sỏi có kích thước quá lớn, mật độ dày và chức năng thận bị suy giảm.

Mổ nội soi lấy sỏi

Phương pháp này tận dụng đường tiết niệu để đưa 1 ống nội soi mềm vào xác định vị trí của sỏi và tiếp cận sỏi. Sau đó nguồn năng lượng sẽ được đưa vào qua ống nội soi này để tán nhỏ sỏi. Các mảnh sỏi vỡ sẽ bị hút hoặc gắp ra ngoài.

Vì tận dụng đường ống tự nhiên – đường tiết niệu của cơ thể nên phương pháp mổ nội soi này không để lại vết rạch nào trên cơ thể người bệnh. Phương pháp này cũng ít gây đau đớn, ít gây chảy máu và ít gây nên các biến chứng sau phẫu thuật cho người bệnh. Người bệnh cũng nhanh chóng phục hồi hơn và công tác hậu phẫu đơn giản hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng có thể bị nhiễm trùng hoặc tổn thương đường tiết niệu trong quá trình đưa ống nội soi vào cơ thể.

Phương pháp mổ nội soi đã áp dụng tại Việt Nam
Phương pháp mổ nội soi đã áp dụng tại Việt Nam

Phương pháp này thường được chỉ định điều trị sỏi có kích thước lớn, sỏi cứng, mật độ dày, chắc, nằm ở các vị trí khó tán như bể thận, 1/3 trên niệu quản.

Tán sỏi ngoài cơ thể

Phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể sử dụng 1 nguồn năng lượng sóng xung kích để phá vỡ sỏi. Sau đó, những mảnh sỏi vỡ sẽ được đào thải tự nhiên qua đường nước tiểu.

Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị những viên sỏi có kích thước khoảng 30mm, nằm ở các vị trí: bể thận, nhóm đài trên thận, 1/3 trên niệu quản.

Tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng

Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ đưa 1 ống nội soi qua niệu đạo, lên bàng quang, rồi lên niệu quản để tìm kiếm và tiếp cận sỏi. Sau đó, 1 nguồn năng lượng laser hoặc cột khí nén sẽ được đưa vào để phá nhỏ sỏi. Các mảnh sỏi vụn sẽ được đào thải ra ngoài nhờ việc bơm rửa liên tục.

Phương pháp này thường được chỉ định để điều trị những viên sỏi khoảng 30 – 50mm, nằm ở 2/3 dưới niệu quản của nam giới và ở vị trí đốt sống L4, L3 của nữ giới.

Tán sỏi qua da

Ở phương pháp này, các bác sĩ sẽ tạo 1 đường hầm để đưa ống nội soi vào thận, tiếp cận trực tiếp với sỏi. Sau đó, nguồn năng lượng laser, cột khí nén hoặc sóng siêu âm sẽ được đưa vào để phá vỡ sỏi. Các mản sỏi nhỏ sẽ được lấy ra ngoài cũng qua ống nội soi này.

Máy tán sỏi qua da sử dụng công nghệ cao
Máy tán sỏi qua da sử dụng công nghệ cao

Phương pháp này chỉ cần rạch 1 đường rất bé trên da, khoảng 1cm. Cũng như các phương pháp tán sỏi khác, đây cũng là 1 phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại, có rất nhiều ưu điểm, thường được chỉ định điều trị các viên sỏi cứng, sỏi san hô, kích thước khoảng 40 – 50mm, nằm ở bể thận.

Trên đây một số kiến thức về sỏi thận cũng như để trả lời cho câu hỏi có cần thiết phải mổ khi bị sỏi thận hay không. Chắc chắn sau khi đọc xong bạn đã có câu trả lời cho bản thân mình. Và DYCTVN khuyên bạn nếu có những dấu hiệu khả nghi, hãy đi làm các xét nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để sớm có phương pháp điều trị phù hợp và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 2 MB. You can upload: image. Links to YouTube, Facebook, Twitter and other services inserted in the comment text will be automatically embedded. Drop file here

‪0979808666‬