Bài thuốc trị bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang

Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang hay sạn thận, sỏi thận nói chung là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và có ở hầu hết mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là những người trưởng thành. Các bệnh sỏi thận đều dẫn đến mất dần chức năng lọc của thận nhưng khi bị biến chứng khá là nguy hiểm vì dễ dẫn đến suy thận mãn tính, nhiễm trùng đường tiểu, bế tắc tiểu,.. gây ra nhiều phiền toái cũng như tốn kém chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Vậy sỏi thận là gì? Có những loại sỏi nào? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sỏi thận như thế nào? Các phương pháp chữa bệnh sỏi thận hiện nay? Phương pháp nào chữa bệnh sỏi thận dứt điểm và hiệu quả nhất? Khi bị sỏi thận cần ăn uống như thế nào và cần kiêng khem gì? Làm sao để khỏi bệnh sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang là câu hỏi của rất nhiều người đang bị bệnh.

Hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” những kiến thức về sỏi thận cũng như việc điều trị, lời khuyên và tư vấn sức khỏe từ các chuyên gia trong ngành và bác sĩ chuyên khoa thận – tiết niệu trong bài viết dưới đây, bạn sẽ có nhiều điều bổ ích.

Những kiến thức cơ bản về sỏi thận

Sỏi thận là gì?

Sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang hay sạn thận, sỏi thận nói chung là một loại bệnh liên quan đến các loại sỏi trong thận, đường dẫn nước tiểu (tiết niệu), bàng quang do hiện tượng chất khoáng chứa trong nước tiểu bị lắng, kết tinh và đọng lại ở thận, lâu ngày chúng kết lại với nhau tạo thành sỏi. Tùy theo loại sỏi và thời gian mà sỏi có thể lớn nhỏ rất khác nhau. Sỏi thận là bệnh có thể chữa được bằng nhiều phương pháp và chữa càng sớm càng tốt, nếu không được chữa trị sỏi thận sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận.

Vậy suy thận là gì? Suy thận có nguy hiểm không? 

Suy thận được hiểu là tình trạng suy giảm chức năng của thận và hệ tiết niệu, gồm chức năng bài tiết nước tiểu và chất độc ra khỏi cơ thể từ quá trình tiêu hóa và trao đổi chất. Khi bị suy thận sẽ gây ra sự suy giảm chức năng sản xuất ra một số loại hóc môn sinh ra từ thận và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây ra các bệnh như cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày tá tràng, vô sinh; đồng thời giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và giảm tuổi thọ của con người. Với trường hợp suy thận nặng khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5% đến 10% thì bệnh nhân phải được lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống, cả hai phương pháp này đều chỉ có một số trung tâm thực hiện và chi phí cũng khá tốn kém.

Sự hình thành bệnh sỏi thận, nguyên nhân và các loại sỏi thận phổ biến

Xem video này để tìm hiểu về sự hình thành sỏi và các loại sỏi thận hiện nay

Sỏi thận được hình thành như thế nào?

Những viên sỏi trong thận được hình thành khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.

Nước và các chất khoáng qua tế bào thận vào trong bể thận rồi bài tiết nước tiểu qua ống bài tiết niệu quản xuống bàng quang và thoát ra ngoài. Sỏi hình thành, di chuyển ở bất cứ vị trí nào trên đường đi đó của nước tiểu và được gọi là sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang.

Với các loại sỏi thận khi kích thước còn nhỏ, chúng có thể có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu. Nhưng nếu là sỏi lớn, viên sỏi di chuyển sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận… sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.

Các loại sỏi thận phổ biến hiện nay

Nếu chia theo nguyên nhân hình thành thì có bốn loại sỏi thận, hình thành bởi nguyên nhân khác nhau và do đó cách điều trị cũng khác nhau.

Sỏi canxi trong thậnSỏi canxi (tên khoa học Calcium Oxalate hoặc Calcium phosphate) là loại sỏi thận phổ biến nhất trong các loại sỏi, chiếm tới 80% các trường hợp. Bình thường, sỏi canxi cứng, có nhiều hình dạng, kích thước, kết cấu khác nhau. Sỏi canxi hình hành trong thận và đường tiểu khi nồng độ canxi trong thận vượt quá mức cho phép. Canxi thường tạo sỏi với oxalat – chất thường gặp trong các thức ăn giàu dinh dưỡng ví dụ như cải thìa, củ cải, củ cải đường, sô cô la đen. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo những người có nguy cơ mắc sỏi canxi cao nên tránh ăn các thức ăn có chứa nồng độ oxalat cao và cần uống hơn 12 ly nước/ngày (khoảng 2,5 – 3lít/ ngày).

Sỏi struvite hay sỏi nhiễm trùng (tên khoa học Struvie): tạo thành trong thận là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong đường tiểu. Sỏi struvite chiếm khoảng 10% các loại sỏi thận. Sỏi struvite được tạo thành do magie kết hợp với những chất thải của vi khuẩn ví dụ như ammoniac. Người ta thấy sự xuất hiện sỏi struvite hầu như luôn luôn đi kèm với tình trạng tắt nghẽn hay nhiễm trùng đường tiểu. Vì thế, đối với những người bị sỏi struvite, việc dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng tiểu được xem là một bước bắt buộc, không thể thiếu trong quá trình điều trị.

Sỏi axit uricSỏi axit uric (tên khoa học Uric Acid): thường gặp ở những người có nồng độ axit uric cao, chiếm khoảng 10% các trường hợp sỏi thận. Sỏi axit uric không cứng và cũng không dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi. Một số bệnh lý di truyền có thể làm thay đổi cân bằng pH của nước tiểu thúc đẩy sự tạo thành sỏi. Nước tiểu có nhiều axit thường gặp ở những người béo phì và những người tiểu đường kháng insulin. Vì thế, những người này cần phải được kiểm soát nồng độ axit uric và có những xét nghiệm tầm soát sỏi định kỳ. Hiện nay, một vài loại thuốc làm tăng nồng độ pH có thể được chỉ định cho những bệnh nhân mắc phải loại sỏi axit uric.

Sỏi cystin trong thậnSỏi cystin (tên khoa học Cystine): rất hiếm, thường gặp ở những người có yếu có di truyền làm chống lại sự đào thải amino axit cystin. Trong các loại sỏi thì sỏi cystin có tính di truyền rõ rệt nhất. Những người với tiền sử gia đình có người mắc bệnh thì rất dễ thừa hưởng gen di truyền và có nguy cơ cao bị mắc loại sỏi này. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã có thể ngăn ngừa loại sỏi này bằng thuốc. Song song đó, hầu hết những chuyên gia sức khỏe cho rằng những người có nguy cơ mắc loại sỏi này nên uống thật nhiều nước và tránh các thực phẩm giàu cystin hay những thức ăn chứa nhiều đạm nói chung.

Thư viện ảnh các loại sỏi thận

Nếu chia theo vị trí đường đi của sỏi trong khu vực bài tiết nước tiểu thì có 3 loại

  • Sỏi thận, sạn thận trong bể thận gọi là sỏi thận
  • Sỏi nằm ở đường tiết niệu gọi là sỏi đường tiết niệu
  • Sỏi nằm ở bàng quang gọi là sỏi bàng quang

Ngoài ra, còn có một số loại sỏi thận và tên gọi khác dưới đây

  • Sỏi san hô: Sỏi san hô là sỏi chiếm từ 2 đài thận trở lên, 75% sỏi san hô là sỏi hỗn hợp struvite – carbonate-apatite. Có hai dạng sỏi san hô khác ít gặp hơn là sỏi calcium oxalate và calcium phosphate. Biểu hiện của người bị sỏi san hô rất đa dạng nhưng thường là đau lưng, có thể có sốt, tiểu ra máu, đau, bí tiểu… Sỏi lấp đầy các đài bể thận gây ứ nước và tạo điều kiện cho nhiễm trùng niệu dẫn đến phá hủy dần nhu mô thận. Nhiễm trùng có thể làm cho viêm đài bể thận, thận ứ mủ hay áp-xe quanh thận. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị sỏi san hô mà không triệu chứng.
  • Sỏi bùn:
  • Sạn thận:

Các nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận và gây ra bệnh sỏi thận có thể do rất nhiều nguyên nhân, và dưới đây là những nguyên nhân chính mà bạn cần biết để phòng tránh.

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sỏi thận

Do sự lắng đọng tự nhiên nguyên nhân chủ yếu đến từ việc uống nước không đủ, nhất là với những người lao động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không uống nước, hoặc với những người bị bệnh nằm lâu ngày thường ít có khả năng vận động, nhịn tiểu,.. khiến cho cho việc lắng đọng sỏi thận nhanh hơn.

Do bị các bệnh liên quan

  • Bị u xơ tiền liệt
  • Béo phì, thừa cân
  • Bị bệnh phải nằm lâu ngày
  • Nhiễm trùng bộ phận sinh dục
  • Thiếu canxi

Do thói quen không tốt

  • Uống ít nước
  • Lười vận động
  • Lười ăn sáng
  • Ngồi quá nhiều
  • Nhịn tiểu
  • Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng
  • Ăn uống không hợp lý: Ăn quá no, ăn quá nhiều dầu mỡ, nhiều muối, nhiều thịt

Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh sỏi thận

Dưới đây làm một số dấu hiệu nhận biết và triệu chứng thường gặp đối với người bị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Khi bạn có nhưng dấu hiệu như ở đây thì nên tới các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín ngay để kiểm tra và nghe những lời khuyên về việc điều trị cho kịp thời, tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
Dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận

Đi tiểu nhiều, tiểu buốt: Đây được xem làm một trong những dấu hiệu có thể phát hiện sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận. Bạn vẫn bị đi tiểu nhiều, tiểu buốt mặc dù đã uống đủ nước hoặc không thay đổi lượng nước so với trước đây. Nguyên nhân khiến bạn đi tiểu buốt là do các viên sỏi nhỏ từ bàng quang được thải ra ngoài, chúng di chuyển cọ xát với niệu đạo. Ở giai đoạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm đáng kể những cơn đau và chi phí chữa bệnh sau này.

Đau lưng, đau ở mạn sườn: Đây là các dấu hiệu chung khi thận của bạn gặp các vấn đề. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như đau ở mạn sườn và đau lưng, ngay dưới xương sườn, nơi có thận. Vùng đau có thể mở rộng khi sỏi phát triển từ bụng cho đến háng và phía dưới lưng, đồng thời các cơn đau cũng thay đổi lúc nặng (đau nhồi) hoặc có lúc sẽ đau nhẹ hơn. Đối với đàn ông khi bị sỏi thận còn có biểu hiện đau như trên nhưng kéo dài xuống tinh hoàn và bìu.

Nước tiểu có màu hồng, đỏ sẫm: Màu sắc của nước tiểu người bị sỏi thận có thể có màu hồng, đỏ cho đến màu tối sẫm. Nguyên nhân là do khi sỏi trong thận tích tụ lớn dần, chúng cọ xát hoặc tắc nghẽn gây ra chảy máu trong thận, đường tiết niệu và niệu đạo, khi đó nước tiểu sẽ lẫn máu nên sẽ có màu như vậy.

Cảm thấy buồn nôn: Buồn nôn là một phản ứng của con người để tống chất độc, vật không phù hợp ra khỏi cơ thể. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết khi bạn bị sỏi thận bởi lúc này thận đang mất dần chức năng đào thải chất độc ra ngoài (lưu ý cần phân biệt và tránh các hiểu nhầm về các bệnh khác cũng gây ra buồn nôn).

Bị sốt, cảm thấy gai người: Nguyên nhân là do khi bị sỏi thận, sỏi tiết niệu thì bệnh nhân hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu khiến cho họ bị sốt, cảm thấy gai người.

Nước tiểu đục, có mùi hôi: Dấu hiệu này khá dễ nhận biết khi đi tiểu và bệnh nhân cũng ở giai đoạn bệnh nặng. Nguyên nhân là do người bệnh sỏi thận khiến cho nước tiểu thải ra ngoài lẫn nhiều máu, thận lọc không tốt còn nhiều hóa chất làm cho nước tiểu đục, mùi hôi hoặc hăng lên.

Đau khi ngồi, nằm lâu: Điều này thường xảy ra khi sỏi đã lớn, do áp lực của các cơ quan nội tạng khác lên vùng bị sỏi thận, cọ xát giữa thận, đường tiết niệu với sỏi khiến cho bệnh nhân không thể ngồi hoặc nằm lâu ở một tư thế.

Bị sưng: Đây là giai đoạn bệnh nhân đã bị sỏi thận nặng khi đó thận đã sưng lên. Bệnh nhân có thể nhận biết dấu hiệu quanh vùng bụng gần thận, ở vùng chứa thận và háng chân cũng bị sưng.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi thận

Cũng như những bệnh thường gặp khác, sỏi thận có nhiều biến chứng bất thường gây nguy hiểm cho người bệnh.

Biến chứng của bệnh sỏi thận
Sỏi thận gây biến chứng nguy hiểm vì vậy nên điều trị sớm

Hiện tượng bế tắc đường tiểu: đây là trường hợp sỏi hình thành trong đài thận, bồn thận hoặc bọng đái (bàng quang) rơi vào các đường tiết niệu, niệu đạo, sau đó cơ thể sẽ phản ứng co bóp mạnh từ hệ niệu đạo để tống sỏi ra khỏi vị trí đang bị tắc nghẽn gây ra các biến chứng như các cơn đau bão thận, hiện tượng bí tiểu hoặc nguy hiểm hơn là hiện tượng thận hoặc niệu quản bị ứ nước tiểu. Trường hợp kịp thời lấy sỏi ra khi bị gặp biến chứng này thì có thể bình phục, nếu thận và niệu quản bị ứ nước kéo dài dài có thể làm cho thận không còn khả năng phục hồi chức năng, nên khi siêu âm, thận vẫn còn ứ nước độ I hoặc độ II mặc dù đã khỏi bệnh rồi.

Bị nhiễm trùng: nguyên nhân là do sỏi trong thận hoặc đường tiết niệu, niệu quản lâu ngày là nơi khu trú cho vi trùng, vi khuẩn tập trung và phát triển gây ra nhiễm trùng. Khi mới bị nhiễm trùng, triệu chứng thường là đau lưng, tiểu nhiều, đi thử nước tiểu sẽ thấy có bạch cầu một + hoặc hai +. Với trường hợp bị nhiễm trùng nặng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao, đi tiểu ra mủ. Nguy hiểm hơn nếu bị bế tắc đường tiểu như trên sẽ gây ra hiện tượng thận ứ mủ hoặc thận hoá mủ.

Nếu không được phát hiện sớm thì điều trị bệnh sỏi thận ở giai đoạn bị nhiễm trùng sẽ rất khó khăn. Khi đó, các bác sĩ chỉ đặt một ống vào bên thận bị nhiễm trùng để dẫn và lấy mủ ra ngoài, nếu giảm nhiễm trùng và tình trạng bệnh nhân tiến triển tốt thì mới có thể điều trị tiếp.

Vỡ thận: đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn xảy ra, nguyên nhân gây ra vỡ thận là do thận bị ứ nước tiểu lâu ngày, phình to ra trong khi vách thận mỏng dễ bị vỡ.

Suy thận cấp: trường hợp này xảy ra khi hiện tượng bị bế tắc đường tiểu trên cả hai quả thận cùng một lúc, người bệnh dễ ở trong tình trạng không tiểu được, chỉ cần kéo dài vài ngày sẽ nguy hiểm đến tính mạng và tử vong. Đồng thời, quá quá trình ứ nước tiểu lâu ngày và nhiễm trùng dẫn đến chủ mô thận bị hủy hoại.

Theo nghiên cứu thì thiếu đi khoảng 50% số đơn vị thận, con người vẫn có thể sống một cách bình thường, nhưng nếu thiếu đến 75% đơn vị thận sẽ dẫn đến tình trạng suy thận cấp. Giải pháp cho người bệnh để duy trì sự sống lúc này là ghép thận hoặc chạy thận nhân tạo, cả hai phương pháp này đều khá tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rõ rệt.

Ở nước ta hiện nay, phương pháp ghép thận chưa phát triển rộng rãi, còn việc chạy thận nhân tạo thì chỉ một số ít trung tâm (đôi khi còn bị nguy hiểm như sự cố tại Hòa Bình tháng 7/2017), trong khi chi phí chạy thận rất đắt đỏ với mọi người. Vì vậy, lời khuyên của chúng tôi cũng như những bác sĩ là nên đi kiểm tra khi có những dấu hiệu của bệnh sỏi thận để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Các phương pháp chữa bệnh sỏi thận

Phương pháp chữa bệnh sỏi thận

Bài thuốc nam chữa bệnh sỏi thận bằng thảo dược hiệu quả

Bài thuốc nam chữa bệnh sỏi thận

Đây là bài thuốc đông y gia truyền của gia đình chúng tôi. Thông tin về bài thuốc nam đang được cập nhật, chúng tôi sẽ đưa lên trong thời gian sớm nhất!

Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh sỏi thận:

Sỏi thận có đi tiểu ra ngoài được không?

Bệnh sỏi thận có chữa được triệt để không?

Có nên phẫu thuật sỏi thận?

Bệnh sỏi thận có dẫn đến vô sinh?

Trẻ nhỏ có bị sỏi thận không?

Sỏi thận có do di truyền?

Đang bị sỏi thận có nên mang thai?

Tham khảo:

Sỏi thận trên Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%8Fi_th%E1%BA%ADn

Tất tần tật về những cây thuốc chữa bệnh sỏi thận https://dongycotruyenvietnam.net/tat-tan-tat-ve-nhung-cay-thuoc-chua-benh-soi/

Thư viện ảnh các loại sỏi thận: https://dongycotruyenvietnam.net/hinh-anh-soi-tong-hop-phan-1/ 

‪0979808666‬